Các loại hình đầu tư tài chính 2021

Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư tài chính được hiểu là hình thức mà nhà đầu tư bỏ vào một số tiền để mua một tài sản tài chính nào đó với mong muốn số tiền đó sẽ sinh lợi dựa vào biến động của thị trường. Các tài sản đầu tư tài chính phổ biến có thể là bất động sản, chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ, …), tiền tệ, kim loại quý, v.v…

Các hình thức đầu tư tài chính nổi bật

1. Chứng khoán

Xét về độ nổi tiếng thì chứng khoán luôn đứng ở “đầu bảng”. Những ưu điểm của loại hình đầu tư này phải kể đến tỷ suất sinh lời ổn định, cơ hội được sở hữu một phần của doanh nghiệp, và các hình thức đầu tư đa dạng từ cổ phiếu, trái phiếu, đến các hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, v.v….

Tiềm năng đầu tư:
  • Tính khan hiếm: Chứng khoán có thể được hiểu là sự phân chia tài sản hoặc cổ phần của một công ty hay tổ chức phát hành. Như vậy, tính khan hiếm của loại hình đầu tư này không cao do số lượng cổ phiếu, trái phiếu, … sẽ được quy định bởi công ty hay tổ chức đó.
  • Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của chứng khoán sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
    • Nhu cầu của thị trường: phụ thuộc vào tình hình kinh tế, chính trị, biến động giá, tiềm năng đầu tư của chứng khoán, v.v…
    • Nhu cầu của mã chứng khoán: phụ thuộc vào tiềm năng của công ty phát hành, biến động giá, tình hình kinh doanh của công ty phát hành, v.v…
  • Tính biến động: Tính biến động, hay còn gọi là tiềm năng đầu tư của thị trường chứng khoán phụ thuộc vào những yếu tố:
    • Tình hình kinh tế và chính trị: Đây được xem là nguyên nhân quan trọng nhất ảnh hưởng đến thị trường. Tình hình kinh tế và chính trị có thể hiểu là lạm phát, bất ổn, khủng hoảng, v.v…
    • Tình hình kinh doanh của công ty phát hành: Đây cũng là một trong những lý do ảnh hưởng trực tiếp đến giá chứng khoán.
  • Tính ứng dụng: Chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu, …) là hình thức kêu gọi vốn của công ty hay tổ chức phát hành. Vì vậy, chứng khoán hiện tại không ứng dụng vào đời sống, mà chỉ là một hình thức đầu tư đơn thuần.
Rủi ro đầu tư:
  • Rủi ro biến động giá: Rủi ro này của chứng khoán khá thấp, thông thường mức biến động được quy định mỗi ngày theo mỗi sàn giao dịch chứng khoán khác nhau.
  • Rủi ro pháp lý: Các công công ty muốn niêm yết trên sàn đều phải trải qua các quy định, tiêu chuẩn được kiểm tra gắt gao theo luật chứng khoán. Do đó, thông qua các công ty môi giới chính thức, bạn luôn yên tâm về quyền sở hữu với cổ phiếu của mình.

Xem thêm: Đầu tư Tiền điện tử hay chứng khoán?

2. Forex (Ngoại tệ)

Nổi lên như một hiện tượng trong những năm gần đây, Forex (thị trường ngoại hối) đã chiếm được cảm tình của các nhà đầu tư trên hầu hết các “mặt trận”. Ưu điểm nổi trội của forex là khả năng kiếm được lợi nhuận 2 chiều ở cả khi giá lên và giá xuống. Ngoài ra, tỷ lệ đòn bẩy và tính thanh khoản của Forex được xem là cao nhất trong các loại hình đầu tư hiện tại. Cuối cùng, vì là một thị trường rộng lớn bao gồm các nền kinh tế lớn bé trên thế giới; Forex không dễ dàng bị thao túng như chứng khoán.

Tiềm năng đầu tư:
  • Tính khan hiếm: Không như vàng, nguồn cung của Forex dựa vào khối lượng tiền tệ được phát hành tại mỗi quốc gia. Mỗi năm hoặc trong các đợt khủng hoảng kinh tế, các quốc gia thường thực hiện chính sách tiền tệ bằng việc in thêm tiền để ổn định kinh tế.
  • Tính thanh khoản: Cũng như chứng khoán, tính thanh khoản của thị trường Forex phụ thuộc nhiều vào:
    • Nhu cầu của thị trường: tình hình kinh tế và chính trị thế giới, tình hình kinh tế và chính trị của các quốc gia lớn, tiềm năng đầu tư, v.v…
    • Nhu cầu danh mục: Tính thanh khoản cũng như nhu cầu của mỗi loại tiền tệ trên thế giới không giống nhau, chúng xuất phát từ tính phổ biến của tiền tệ, nền kinh tế của quốc gia và trong khu vực, khủng hoảng và bất ổn, ….
  • Tính biến động: Về cơ bản, tính biến động giữa giá trị của các đồng ngoại tệ có thay đổi nhưng không quá cao do giá trị tiền tệ của các quốc gia tương đối ổn định trong ngắn hạn. Vì vậy, nhà đầu tư ở thị trường Forex thường dùng đòn bẩy để tối ưu hoá lợi nhuận đầu tư của mình.
  • Tính ứng dụng: Forex là hình thức trao đổi ngoại tệ. Vì vậy, cũng như chứng khoán, hiện tại vẫn chưa có ứng dụng vào đời sống.
Rủi ro đầu tư:
  • Rủi ro pháp lý: Hiện nay, pháp luật của Việt Nam không cấm nhà đầu tư tham gia giao dịch trong thị trường Forex, nhưng cũng chưa cho phép bất kỳ cá nhân hay công ty, tổ chức nào được quyền mở sàn giao dịch. Các sàn giao dịch đang hoạt động chỉ có giấy phép được công nhận ở các thị trường nước ngoài, nên các giao dịch và quyền lợi của các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường Forex sẽ không được pháp luật bảo hộ.
  • Rủi ro đòn bẩy: Đòn bẩy được xem là “đặc sản” của thị trường Forex. Tuy nhiên, bản chất của đòn bẩy lại là vay tiền để đầu tư. Vì thế, rủi ro khi giao dịch hình thức này cao hơn đầu tư thông thường và có thể dẫn đến rủi ro bị thanh lý tài khoản nếu chỉ số rủi ro quá cao.

Xem thêm: Crypto hay ForEx: Đâu là kênh đầu tư dành cho bạn?

3. Vàng

Vàng luôn được coi là một trong những tài sản dự trữ phổ biến và lâu đời nhất. Tuy nhiên, do tỷ suất lợi nhuận tương đối thấp, việc mua vàng là một hình thức đầu tư mang tính dài hạn. Ngoài ra, không như những hình thức khác, sàn giao dịch vàng vẫn chưa thật sự phổ biến ở Việt Nam, do đó đầu tư vàng chủ yếu là mua và giữ. Điều này gây khó khăn không nhỏ về vấn đề an toàn, quản lý vốn, và chất lượng vàng khi mua ở nhiều nơi khác nhau. Do đó, đây được xem như hình thức đầu tư dự trữ hơn. Tuy nhiên, đây là lựa chọn hàng đầu của các nhà đầu tư nhỏ lẻ do vốn thấp và thuận tiện mua nhanh chóng tại các cơ sở kinh doanh vàng.

Tiềm năng đầu tư:
  • Tính khan hiếm: Như chúng ta đã biết, vàng là loại tài sản được xếp vào loại khan hiếm do có nguồn cung hạn chế. Không ai có thể tạo ra vàng và vàng chỉ được tồn tại khi có người khai thác.
  • Tính thanh khoản:
    • Do vàng là tài sản khá phổ biến nên tính thanh khoản của vàng cũng tương đối cao. Nhà đầu tư có thể dễ dàng mua hoặc bán vàng tại nhiều địa điểm như ngân hàng, cửa hàng kim loại quý, v.v…
    • Tuy nhiên, do rủi ro vàng giả và chênh lệch chất lượng vàng ở những cơ sở sản xuất khác nhau, giá vàng khi mua vào và bán ra có thể bị chênh lệch khá lớn.
  • Tính biến động: Hiện nay, nhiều nhà đầu tư tìm đến với vàng như một tài sản trú ẩn an toàn do tính khan hiếm và không bị mất giá của vàng. Tuy nhiên, trong một số điều kiện đặc biệt như thay đổi tình hình kinh tế, chính trị làm tăng/ giảm lượng cung và cầu trong thị trường, giá vàng cũng có biến động nhưng không quá nhiều.
  • Tính ứng dụng: Đầu tư, lưu trữ, hay phương thức thanh toán chỉ là một phần trong ứng dụng của vàng. Ngoài ra, vàng còn được sử dụng trong việc làm trang sức, trong việc chăm sóc sức khỏe, ngành mỹ phẩm, v.v…
Rủi ro đầu tư:
  • Rủi ro vàng giả: Hiện nay, việc buôn bán vàng diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam. Vì vậy, việc kiểm soát chất lượng vàng chưa thực hiệu quả, nhất là các vùng nông thôn, tỉnh lẻ, … Vì vậy, vàng giả là một trong những rủi ro mà nhà đầu tư cần lưu ý.
  • Rủi ro mất mát: Hiện tại, người ta đầu tư vàng bằng cách giữ vàng vật chất là chủ yếu. Vì vậy, rủi ro mất mát (trộm cắp, đánh rơi, …) cũng là một trong những rủi ro của loại hình này.
  • Rủi ro pháp lý: Ở Việt Nam, nhà đầu tư chỉ được phép giao dịch các loại hàng hóa là vàng vật chất (vàng thỏi, vàng nữ trang, …), còn vàng chứng chỉ (ví dụ như các hình thức giao dịch ký quỹ) thì chưa được pháp luật đề cập đến. (Nghị định 24/2012/NĐ-CP)

Xem thêm: 5 lý do khiến bạn nên đầu tư Bitcoin thay vì Vàng

4. Tiền mã hoá

Khai sinh vào năm 2008, tiền mã hoá được xem là thị trường tài chính “non trẻ” nhất nhưng cũng tiềm năng nhất trong tất cả các hình thức đầu tư. Ưu điểm nổi bật của thị trường này là giá trị nội tại cao, ứng dụng công nghệ tương lai, và có tiềm năng trong việc phát triển thương mại điện tử. Bên cạnh đó, với sự phát triển nhanh chóng của thị trường này, các giao dịch cũng thuận tiện và dễ dàng hơn. Ngoài ra, chi phí thấp và không giới hạn về thời gian giao dịch cũng là những yếu tố quan trọng giúp tiền mã hoá luôn đứng đầu trong những danh mục đáng đầu tư trong những năm gần đây.

Tiềm năng đầu tư:
  • Tính khan hiếm: Tính khan hiếm của tiền mã hoá phụ thuộc vào thuật toán tạo ra loại tiền mã hoá đó. Tuy nhiên, hầu hết các loại tiền mã hoá (trong đó có Bitcoin) đều được tạo ra qua cơ chế đào và hoạt động của chuỗi khối (Blockchain). Vì vậy, cũng như vàng, tiền mã hoá có tính khan hiếm cao, đặc biệt là Bitcoin.
  • Tính thanh khoản:
    • Hiện nay, số lượng người tham gia và khối lượng giao dịch của thị trường tiền mã hoá tương đối lớn. Đối với các loại tiền mã hoá phổ biến như BTC, ETH, XRP, BCH, …, việc chuyển ra tiền pháp định tương đối dễ dàng và có thể thực hiện ngay lập tức (thời gian chuyển đổi dưới 5 phút).
    • Ưu việt hơn những hình thức đầu tư khác, phạm vi thanh khoản của tiền mã hoá rộng hơn do việc chấp nhận mua bán trên thế giới, không giới hạn địa lý và liên tục 24/7.
  • Tính biến động: Tính biến động của thị trường crypto rất lớn, và diễn ra 24/24h, trong khi sàn giao dịch khác thì thường theo giờ hành chính. Giá của tiền mã hoá phụ thuộc vào nhiều biến số bên cạnh tình hình kinh tế và/hoặc chính trị như giá trị nội tại, tiềm năng công nghệ, đội ngũ phát triển, tính ứng dụng, v.v… Ở một số thời điểm, giá Bitcoin có thể tăng gấp nhiều lần chỉ trong vòng vài ngày. Mỗi năm, lợi nhuận của thị trường Crypto cũng cao hơn nhiều so với các thị trường tài chính khác.
  • Tính ứng dụng: Blockchain được chấp nhận và ứng dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống hiện đại: ngân hàng, y tế, môi trường, tài chính, thương mại, chuỗi cung ứng, an ninh – quốc phòng, …
Tính rủi ro:
  • Rủi ro biến động giá cao: Bên cạnh tiềm năng đầu tư lớn, biến động giá có thể làm nhiều nhà đầu tư thua lỗ trong thị trường. Do đó, bạn cần luôn quan sát thị trường nếu như có ý định đầu tư Crypto.
  • Rủi ro lừa đảo: Có thể nói, tiền mã hoá là một trong những thị trường đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo từ lúc thành lập đến nay. Là nhà đầu tư crypto, bạn cần tuân thủ một số quy tắc bảo mật để bảo vệ tài sản của bản thân.
  • Rủi ro mất mát: Do tính chất của công nghệ Blockchain, các giao dịch chuyển nhầm, chuyển sai địa chỉ sẽ không được hoàn lại. Bên cạnh đó, rủi ro quên mật khẩu ví cũng sẽ khiến số coins trong ví mất đi.
  • Rủi ro pháp lý: Hiện tại, pháp luật ở nhiều nơi trên thế giới chưa thật sự cởi mở với loại hình đầu tư này. Ở Việt Nam, pháp luật không công nhận và cũng không cấm giao dịch các loại tiền này, không coi đó là tài sản, nhưng không có quy định nào cấm việc mua bán, tặng cho… Do đó, vẫn chưa có chính sách hỗ trợ và bảo vệ nhà đầu tư trong những tình huống rủi ro không mong muốn.

Xem thêm: Hướng dẫn Trade Coin và đầu tư tiền ảo cho người mới bắt đầu

Như vậy, mỗi loại hình tài chính đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nhà đầu tư cần biết những điểm này để có quyết định đầu tư phù hợp. Để tổng kết lại bài viết, chúng ta hãy cùng nhìn lại tính chất của các hình thức đầu tư qua bảng so sánh dưới đây:

Chứng khoán Ngoại tệ (Forex) Vàng Tiền mã hoá
Tính khan hiếm Thấp Trung bình Cao Cao
Tính thanh khoản Cao Cao Cao Cao
Tính biến động Trung bình Thấp Thấp Cao
Tính ứng dụng Thấp Thấp Trung bình Cao
Tính rủi ro Thấp Cao Trung bình Cao